Máy Monitor Theo Dõi Bệnh Nhân
Ngày nay, ở Việt nam việc thăm khám, theo dõi và điều trị bệnh đã và đang trở nên là nhu cầu thiết yếu của người dân, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Monitor là thiết bị theo dõi các thông số sinh học chứa những thông tin về bệnh lý bao gồm: Điện tim ECG, nhịp tim HR, nhịp thở RESP, nhịp mạch PR, nồng độ ôxy bão hòa SpO2, huyết áp không thiệp NIBP, nhiệt độ cơ thể TEMP.
Để đáp ứng những nhu cầu trên trung tâm cấp cứu Home Care Tuấn Hoàng cung cấp dịch vụ cho thuê máy Monitor theo dõi bệnh nhân tại nhà thuận tiện hơn với chi phí hợp lý. Khi thuê máy, bạn sẽ được đội ngũ của chúng tôi hương dẫn sử dụng một cách tận tình.
Sứ mệnh của chúng tôi “đem đến cho người bệnh một dịch vụ thuận tiện, nhanh chóng, uy tín, chất lượng và an toàn”. Chính vì thế chúng tôi đã không ngừng nâng cao và liên tục cải thiện chất lượng dịch vụ, cố gắng và phát triển thật mạnh để đem đến sự hài lòng tuyệt đối cho người dân. Điển hình là dịch vụ thuê xe cấp cứu trên toàn quốc.
Nếu bạn đang cần thuê máy Monitor hãy gọi ngay cho chúng tôi theo hotline: 0905.143.115 để được đội ngũ Home Care Tuấn Hoàng hỗ trợ nhanh chóng.
Những công dụng của máy Monitor
- Máy Monitor theo dõi bệnh nhân là thiết bị y tế theo dõi tổng hợp, đồng thời thu thập được nhiều tham số sự sống của cơ thể con người.
- Máy cho phép ghi lại trạng thái của bệnh nhân một cách liên tục và tự động phân tích kết quả đo, từ đó đưa ra được những cảnh báo kịp thời cho bác sỹ.
- Đây là một thiết bị dễ dàng sử dụng vì có giao diện hết sức thân thiện thông qua tính năng màn hình tiếp xúc và các phím chức năng đơn giản, máy thường được sử dụng chủ yếu triong các khoa hồi sức cấp cứu, trong phòng mổ.
- Máy Monitor không chỉ có chức năng cập nhật liên tục các chỉ số sống để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh nhân, mà còn có chức năng báo động khi các chỉ số có sự bất thường….
Hướng dẫn sử dụng máy Monitor đúng cách
CHUẨN BỊ
1. Máy chính, điện cực, dây đất, dây nguồn.
2. Cắm điện nguồn 220V, khởi động máy: nhấn phím ON/OFF or Power , kiểm tra các chức năng monitor: ECG, SpO2, Huyết áp, Nhiệt độ.
BẢO QUẢN
1. Đối với máy chính:
– Lau chùi máy mỗi ngày bằng khăn mềm thấm nước hoặc dung dịch nước xà bông vắt khô. Không dùng cồn
– Để máy trong phòng thoáng mát, khô ráo.
– Tránh vận hành máy nơi dễ cháy.
– Không để bất kỳ đồ vật gì lên trên máy.
Lưu ý: Cắm điện thường xuyên khi không sử dụng để máy luôn sẵn sàng hoạt động khi cần.
3. Đối với dây cáp ECG.
– Không được để cáp bị xoắn, rối.
– Lau sạch cáp sau khi sử dụng cho người bệnh hoặc bị bẩn do dịch tết, máu…
4. Đối với dây sensor SpO2, dây đo nhiệt độ:
– Lau sạch sau khi sử dụng cho người bệnh hoặc bị bẩn.
– Không được để dây bị xoắn, rối.
5. Đối với hệ thống đo Huyết áp:
– Lau sạch sau khi sử dụng cho người bệnh hoặc khi bị bẩn. Bao đo huyết áp giặt khi bẩn hoặc có mùi hôi..
– Không được để hệ thống dây bị xoắn hay rối…
QUI TRÌNH MONITORING
1. Cắm điện nguồn 220V, gắn dây đất, khởi động máy: nhấn phím ON/OFF hoặc Power
2. Monitor:
– Gắn hệ thống đo huyết áp: vào cánh tay người bệnh, mép dưới của bao đo huyết áp cách nếp khuỷu 3 – 5cm.
+ Đường đi của hệ thống đo HA trùng với đường đi của động mạch khuỷu tay.
+ Sao cho bao đo huyết áp ôm chặt lấy cánh tay, không được chặt hoặc lỏng.
+ Bấm đo huyết áp chờ kết quả:
+ Cài đặt thời gian đo ngắt quãng.
+ Nếu nghi ngờ kết quả đo thì phải tiến hành đo lại bằng Huyết áp kế.
– Gắn sensor SpO2: vào ngón tay hoặc ngón chân người bệnh.
+ Đặt bàn tay người bệnh úp, kẹp sensor vào đầu chi người bệnh.
+ Sao cho dây dẫn của sensor SpO2 nằm ở phía trên của mu bàn tay hoặc bàn chân.
+ Chờ kết quả và xem đường biểu diễn của SpO2 hiển thị trên màn hình
– Gắn cáp ECG: Loại gồm 5 dây điện cực.
+ Gắn miếng điện cực vào đầu dây điện cực.
+ Gắn miếng điện cực lên người bệnh nhân:
- RA: Tay phải – giao điểm mỏm cùng vai với đầu ngoài xương đòn phải.
- RL: Chân phải – giao điểm của xương sườn 11 với đường nách giữa bên phải.
- LA: Tay trái – giao điểm mỏm cùng vai trái với đầu ngoài xương đòn trái.
- LL: Chân trái – giao điểm của xương sườn 11 với đường nách giữa bên trái.
- V : Mỏm tim – 1/3 dưới bờ trái xương ức.
+ Chờ kết quả hiển thị trên màn hình Monitor: đường biểu diễn điện tâm đồ, nhịp tim…
+ Cài đặt ngưỡng báo động.
3. Monitor với bộ 3 dây điện cực chính: . Dán điện cực: RA (trắng – vai phải), LA (đen – vai trái), LL (đỏ – hố chậu trái), nhấn phím LEAD SELECT, màn hình hiện sóng tương ứng các chuyển đạo I, II, III
4. Có thể thu nhỏ hoặc phóng đại biên độ các sóng trên màn hình bằng cách nhấn phím ECG SIZE.
5. Cài đặt vùng báo động: nhấn phím ALARM. 3 vùng: 150/40, 120/60, 160/90.
6. Ghi lại điện tim: nhấn phím RECORD, nhấn lần nữa nếu muốn ngưng ghi.
7. Nhấn CODE SUMMARY ghi lại quá trình từ khi khởi động máy gần nhất, nhấn lần nữa nếu muốn ngưng ghi. Chức năng này tự hoạt động mỗi khi tắt máy.
8. Tắt máy: nhấn phím ON/OFF hoặc Power.
Lưu ý khi sử dụng monitor để quan sát bệnh nhân lâu dài?
Khi dùng monitor quan sát bệnh nhân trong phòng ICU. Nhất thiết phải hoạt động monitor lâu dài. Với những monitor dùng đèn CRT để hiển thị, ta cần phải giảm tối thiểu độ sáng của màn hình, nhưng với lượng đủ quan sát, vì nếu không màn hình sẽ bị đốt cháy (burn) và in vết trên màn hình phốtpho.
Monitor KENZ 2016 còn có một tính năng hay hơn hẵn là có tính năng Sleep (ngủ), cho chế độ này hoạt động màn hình CRT của Kenz sẽ tự động tắt, nhưng monitor vẫn hoạt động và nhất là vẫn cảnh báo thường xuyên. Đối với màn hình LCD hay LED không nhất thiết phải nghiêm ngặt nhiều, nhưng để bảo vệ màn hình lâu dài chúng ta cũng phải cần chỉnh độ sáng màn hình nhỏ xuống khi hoạt động monitor về đêm.