CÁC PHƯƠNG PHÁP VẬN CHUYỂN BỆNH NHÂN

CÁC PHƯƠNG PHÁP VẬN CHUYỂN BỆNH NHÂN

  1. Nguyên tắc chung khi vận chuyển người bệnh:

  • Chỉ được chuyển người bệnh khi có chỉ định và phải ghi rõ giờ, ngày, tháng di chuyển.
  • Khi di chuyển phải đảm bảo nhẹ nhàng, cẩn thận, nhất là đối với người bệnh nặng như bệnh tim mạch, sau mổ, gãy xương.
  • Phải kiểm tra phương tiện di chuyển của NB như cáng, xe lăn xem có đảm bảo an toàn không, các phương tiện vận chuyển phải có đệm lót.
  • Chuyển người bệnh từ khoa phòng này sang khoa phòng khác, đưa đi xét nghiệm, chiếu chụp XQ… phải chuẩn bị đủ hồ sơ, phiếu xét nghiệm.
  • Phải mang hộp cấp cứu trong quá trình vận chuyển NB bao gồm: thuốc men, dụng cụ cấp cứu…
  • Khi vận chuyển phải đắp chăn cho NB, đối với NB có túi dẫn lưu nước tiểu phải để ở vị trí thấp hơn người bệnh nằm đối với NB có đường truyền phải có cọc treo chai dịch.
  • Khi trở về phải báo cáo mọi diễn biến về tình trạng NB trong khi chuyển và bàn giao lại cho điều dưỡng trưởng nhóm được phân công

2. Các phương pháp vận chuyển người bệnh: 

2.1 Phương tiện vận chuyển

  • Xe cứu thương.
  • Xe điện vận chuyển.
  • Giường cấp cứu.
  • Xe đẩy ngồi (có kèm cọc truyền nếu cần).
  • Cáng nằm (có đai cố định).
  • Lồng ấp hoặc cũi có thành chắn chắc chắn (đối với trẻ sơ sinh).
  • Đối với trường hợp người bệnh chăm sóc cấp 1, 2 cần mang theo bình ôxy hoặc balon ôxy, hộp cấp cứu.
  • Các phương tiện hỗ trợ khác: ô che, áo mưa, chăn hoặc ga đắp (nếu cần).

2.2 Các công tác cần chuyển bị: 

  • Điều dưỡng thông báo kế hoạch vận chuyển cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh để cùng trợ giúp.
  • Bác sĩ và điều dưỡng đánh giá tình trạng người bệnh, các nguy cơ có thể xảy ra khi vận chuyển người bệnh.
  • Chuẩn bị và kiểm tra phương tiện vận chuyển, kiểm tra phương tiện cấp cứu (nếu là người bệnh chăm sóc cấp 1, 2).
  • Kiểm tra lại các thủ tục hành chính: Hồ sơ bệnh án, thanh toán viện phí (nếu có) và các giấy tờ cần thiết khác, điền thông tin vào phiếu bàn giao tình trạng người bệnh sổ bàn giao người bệnh trong trường hợp chuyển khoa hoặc chuyển viện.
  • Đơn vị có người bệnh chuyển đi liên hệ trước với đơn vị mà người bệnh sẽ được chuyển đếnđể đã sẵn sàng tiếp nhận người bệnh hoặc làm các xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng (nếu cần).

2.3 Các phương pháp vận chuyển người bệnh: 

  • Hỗ trợ NB trong di chuyển ngắn: Dìu, cõng, khiêng.

+ Phương pháp dìu người bệnh 1 người

+ Phương pháp dìu người bệnh 2 người

  • Phương pháp bế người bệnh:

Người Đ/D đứng cạnh giường, chân hơi dạng, cúi sát NB, một tay luồn dưới khoeo chân, một tay luồn dưới cổ. Người bệnh ôm lấy cổ người Đ/D

  • Vận chuyển người bệnh bằng xe lăn

+ Đặt xe lăn chếch 450 sát giường, khóa chốt xe lăn.

+ Đặt NB nằm sát mép giường.

+ Người Đ D đứng sát giường, một tay đỡ dưới cổ NB, một tay đỡ dưới kheo chân NB.

+ Hai tay NB quàng qua cổ người ĐD

+ Nhấc NB lên và đặt vào xe lăn.

  • Vận chuyển người bệnh bằng cáng

* Người bệnh tỉnh táo

+ Đặt xe lăn hoặc cáng để ngửa cáng sát thành giường.

+ Người Đ/D giúp NB tự trườn sang cáng.

* Đối với người bệnh nặng:

+ Phương pháp đặt cáng song song xa với giường bệnh

+ Phương pháp đặt cáng song song gần với giường bệnh

+ Phương pháp đặt cáng vuông góc với giường bệnh

  • Vận chuyển người bệnh bằng các phương pháp khác

+ Xe ô tô

+ Lồng ấp

+ Giường cấp cứu

+ Xe điện

3. Các lưu ý khi vận chuyển

  • Thực hiện đúng KT vận chuyển NB.
  • Điều dưỡng phải theo dõi sát NB trong quá trình di chuyển.
  • Đối với những NB chăm sóc cấp 1,2 cần theo dõi sát: Toàn trạng NB, Hoạt động của các trang thiết bị đi kèm (nếu có), các đường truyền, dẫn lưu.
  • Tại nơi chuyển đến phải bàn giao cụ thể tình trạng NB kèm theo phiếu bàn giao Nb, sổ chuyển NB.
  • Trong quá trình vận chuyển nếu tình trạng NB có diễn biến nặng lên như: Khó thở, ngừng thở, ngừng tim phải khẩn trương tiến hành cấp cứu và đưa ngay NB về đơn vị Hồi sức cấp cứu gần nhất.
  • Khi kết thúc vận chuyển phải báo cáo lại tình trạng NB đối với người có trách nhiệm tại đơn vị chuyển NB

4. Các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển

  • Vận chuyển nhầm người bệnh
  • Vận chuyển nhầm khoa
  • Không kiểm tra các trang thiết bị đi kèm (bơm tiêm điện, máy truyền dịch, bóng bóp….)
  • Nguy cơ tuột dây oxy, đè vào dây oxy, tuột đường truyền và các loại sonde kèm theo.
  • Nguy cơ bệnh nhân ngã
  • Nguy cơ bệnh nhân diễn biến nặng đột xuất thì cần đưa người bệnh vào khoa gần nhất để xử trí và theo dõi.

Bài viết được đăng tải bởi: HOME CARE TUẤN HOÀNG

  • Địa chỉ: 45 Hoàng Trung Thông, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0908.786.168- 0968.786.168
  • Đường đi (Get directions): Click here
  • Đường dây nóng: 0905143115
Be the first to write a review

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *